Viêm da cơ địa #1: Đợt chàm cấp do thay đổi vi khuẩn trên da

Bệnh chàm (viêm da cơ địa) thường gặp và chiếm đến 20% ở trẻ em. Tức là cứ 5 trẻ em sẽ có 1 bé xuất hiện những đợt khô và ngứa da.

Ngoài những bước chăm sóc da cho trẻ để tránh các yếu tố dị ứng từ thời tiết, thức ăn, vải quần áo, … và tìm cách giữ ẩm da thích hợp, một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần quan tâm là thảm vi khuẩn trên làn da.

Làn da của chúng ta giống như một “hệ sinh thái”, đó là môi trường sinh sống của các loại vi khuẩn. Trong đó một vài chủng vi khuẩn Staphylococcus “đặc biệt” được biết là gây ra các đợt chàm cấp. Thông thường chủng vi khuẩn này có mặt thường trực trên làn da, nhưng các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những đứa trẻ có thảm vi khuẩn trên da đa dạng sẽ ít bị chàm hay bị chàm nhẹ hơn những trẻ có chủng vi khuẩn “gây bệnh” đặc biệt chiếm ưu thế. Điều này cũng khiến chúng ta nhớ tới thảm vi khuẩn đường ruột, một hệ vi khuẩn “đa dạng” ở đường ruột thường giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Một số chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) liên quan đến các đợt chàm cấp tính ở trẻ em

Hàng ngày, dù muốn dù không chúng ta vẫn “đắm mình” trong một môi trường có vi khuẩn. Vi khuẩn của ngày hôm nay chắc hẳn không còn là vi khuẩn của mười năm trước bởi tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Trong cuộc chiến giữa kháng sinh và vi khuẩn, khi một loại kháng sinh được dùng thường xuyên thì vi khuẩn sẽ tự biến đổi để đề kháng, gây ra lờn thuốc. Điều thú vị là một loại kháng sinh bị lờn và ngưng sử dụng qua một thời gian dài, lúc này vi khuẩn đã “quên” loại kháng sinh đó, nếu sử dụng trở lại vẫn có thể phát huy tác dụng.

Trong lúc rất nhiều nhà khoa học đang mải mê trong cuộc chiến với những vi khuẩn gây hại bằng cách tạo ra nhiều loại kháng sinh mới, chúng ta không nên lãng quên những phương pháp “xưa cũ” giúp hạn chế vi khuẩn trên bề mặt da. Điều tuyệt vời là các vi khuẩn lại không đề kháng với những phương pháp “xưa cũ” này.

Đây là sự khéo léo trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tế. Nếu bạn sử dụng rất nhiều kháng sinh đắt tiền mà quên đi các phương pháp làm sạch vi khuẩn trên bề mặt da một cách đơn giản, đó là chiến lược kém.

“Rửa trôi vi khuẩn”

Câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn” có thể giúp hình dung điều này.  Khi bạn bị nhiễm trùng đường tiểu thì điều đầu tiên nhớ đến là uống nước, bởi khi nước tiểu lưu thông sẽ rửa trôi những vi khuẩn bám trên đường tiểu. Bất cứ vi khuẩn cho dù “ngoan cố” đến chừng nào cũng không thể tránh khỏi bị rửa trôi.

Khi tình trạng da bạn đang bị chàm viêm, bội nhiễm, chúng ta có thể nhỏ giọt liên tục nước muối sinh lý hoặc thuốc tím đã pha loãng màu hồng lợt, cho đến khi rửa trôi tất cả mảnh vụn vi khuẩn. Bạn biết rằng khi có vết thương rỉ dịch, đó là bãi chiến trường của vi khuẩn đang tấn công và bạch cầu trong cơ thể đang bảo vệ chúng ta.

Nếu sử dụng hàng ngày nước ion hoạt tính để tắm rửa, bạn cũng có thể hạn chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn có hại, từ đó phòng ngừa chàm tái phát, hoặc duy trì thời gian lành bệnh kéo dài hơn.

Nguyên lý hoạt động của nước ion từ vòi có lõi nam châm

Nước ion năng lượng cao là nước có các phân tử hoạt tính siêu nhỏ

“Kháng sinh xưa cũ” ít gặp đề kháng

Một số loại thuốc nước có màu như Millian, Eosin vốn được sử dụng để cố định vi khuẩn khi định danh trong phòng xét nghiệm, thường không bị vi khuẩn đề kháng. Hạn chế của các loại thuốc bôi này chính là màu xanh, đỏ, hồng khi chúng ta bôi lên da. Vài người trong chúng ta không muốn bôi thuốc màu vì sợ bị … xấu, nhưng đừng quên đó là những loại thuốc xưa cũ mà các loại vi khuẩn đều phải e sợ.

Một loại “kháng sinh xưa cũ” mà ít ai nhớ tới là bạc. Trong lịch sử y học, bạc từng được sử dụng điều trị nhiễm trùng, làm khô vết thương. Một lượng nhỏ bạc có thể loại bỏ hầu hết các vi khuẩn gây bệnh, trong đó có cả staphyloccus aureus (tụ cầu vàng), loại vi khuẩn gây cơn chàm cấp mà chúng ta nói đến, và E. Coli gây bệnh đường ruột, tiết niệu. Chúng ta cũng không quên nitrat bạc được dùng xưa nay để chấm cuống rốn các bé mới sinh. Điều thú vị là bạc ở dạng ion hoà tan sẽ loại bỏ vi khuẩn mà không cho vi khuẩn tạo ra kháng thể, việc đề kháng loại “kháng sinh xưa cũ” này sẽ không xảy ra. Bạc ion hóa phá huỷ màng tế bào, loại bỏ lên đến hơn 650 các loại vi khuẩn có hại, virus, nấm men, vi sinh vật, ký sinh trùng…

Các ion bạc siêu nhỏ có kích thước từ 5-100nm, điện phân từ bạc tươi nguyên chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao.

Có lẽ còn rất nhiều loại “kháng sinh xưa cũ” mà chúng ta chưa ứng dụng hết, nhưng nếu lãng quên chúng thì thật là một chiến lược kém cỏi.

Bách Hợp

Bài viết có bản quyền, vui lòng không sao chép khi chưa có sự đồng ý.

Be the first to comment “Viêm da cơ địa #1: Đợt chàm cấp do thay đổi vi khuẩn trên da”