Vì sao bác sĩ Tây y thường ít chú trọng Đông y?
Mỗi khi bị bệnh, chúng ta nghĩ ngay gặp bác sĩ Tây y, vì Tây y uống thuốc vào sẽ cải thiện triệu chứng ngay, làm cho những khó chịu cơ thể của chúng ta biến mất lập tức. Là một bác sĩ Tây y nhưng tiếp cận được Đông y truyền thống, tôi nhận ra những điều mà Tây y còn thiếu sót.
Nếu như Đông y nói về ngũ hành, từ đó nhận thấy năm loại cảm xúc ảnh hưởng đến ngũ tạng, Ví như tức giận hại can (gan), lo sợ hại thận, suy tư nhiều hại tỳ vị (dạ dày – lách), u buồn hại phế (phổi), vui mừng quá mức cũng hại tâm (tim). Những điều này Tây y nói rằng cảm xúc ảnh hưởng đến bệnh, lấy ví dụ bệnh vảy nến, thầy thuốc da liễu từ lâu đã biết vảy nến nổi lên từng mảng dày vừa đỏ vừa tróc vảy, đặc biệt liên quan đến tâm lý của người bệnh. Khi lo lắng nhiều thì nổi nhiều hơn. Nhưng làm sao kiểm soát được lo lắng? Tây y hiện nay đi đến chữa bệnh bằng chất đối kháng với chất trung gian sinh học, mỗi liều thuốc có giá đến vài chục triệu. Loại thuốc đắt tiền đó chỉ có tác dụng vài tháng: trong vài tháng đó, có lo lắng buồn bã gì thì vảy nến vẫn giảm. Nhưng tốn vài chục triệu/tháng thì có phải tăng thêm lo lắng không? Nếu như tài chính không đủ để duy trì, khi ngưng thuốc một thời gian (có thể 1 năm hay vài năm), mọi thứ quay lại như cũ, nếu không nói là tệ hơn nếu người bệnh sống chung với một khoản nợ!
Không phải Tây y không tốt, mà Tây y nghiên cứu chưa tới đó, có thể nói là cảm xúc của con người khó quá, không có biểu đồ hay con số nào ghi nhận được chính xác. Đông y dựa trên điều hoà âm dương ngũ hành, là điều mà chúng ta chưa chứng minh cụ thể được.
Tôi có biết một người em là bác sĩ khoa sơ sinh, tốt nghiệp thuộc loại gần thủ khoa, nhưng khi chăm con nhỏ lúc còn sơ sinh (đúng chuyên ngành của mình) thì rất vất vả. Có người nói rằng vì biết nhiều nên càng sợ nhiều. Tôi nghĩ đây là tâm lý chung của nhiều bác sĩ Tây y, biết nhiều thì sợ nhiều là không đúng, sợ nhiều là vì thực tế còn rất nhiều điều mình chưa biết. Nhưng bác sĩ Tây y lại dễ bị tự mãn vì bằng cấp, thành tích phấn đấu cả đời, nên họ nghĩ bản thân biết nhiều. Một số người lập tức phủ định tác dụng của Đông y, khiến cho Đông y trở nên lao đao trong việc tồn tại và phát triển.
Thổ dưỡng của Đông y
Mỗi cái cây muốn xanh tốt phải phát triển trên nền đất phù hợp. Tây y khi mới ra đời yêu cầu người thầy thuốc phải chú trọng y đức (lời thề Hippocrates), nếu tự mãn và xem lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích của người bệnh, từ chối tìm hiểu phương thuốc tốt hơn cho người bệnh thì không phù hợp với yêu cầu lúc đầu nữa.
Thổ dưỡng của Đông y là văn hóa truyền thống có âm dương, ngũ hành, dịch học, khí học, đạo học, nho học, triết học, đạo đức, dưỡng sinh,… và tri thức khoa học tự nhiên truyền thống như thiên văn, thời tiết, địa lý, sinh vật (bao gồm thức ăn, dược vật), hình thể, cùng với trị liệu y học trong thực tiễn. Đông y rất xem trọng y đức. Đại y học gia Tôn Tư Mạc đời Đường có câu “Y giả, ý dã. Thiện vu dụng ý, tức vi lương y.” Câu này dùng từ đồng âm y và ý; nghĩa là “Tâm ý lương thiện, được gọi là lương y”. Có thể nói, nếu không có văn hoá truyền thống, Đông y giống như cái cây không có rễ vậy. Nhiều người nghiên cứu Đông y mà dùng phương thức Tây y, cưỡng ép đem y học Tây Phương rót vào Đông y sẽ chỉ phá hoại, khiến cho Đông y ngày càng mai một.
Con đường mà Tây y và Đông y đi chính là không giống nhau như vậy, tưởng tượng một chút: nếu như nguyên nhân bệnh, bệnh lý học, giải phẫu học, dược lý học, vi sinh học trong y học hiện đại toàn bộ đều biến thành âm dương ngũ hành, tạng tượng học, tứ khí ngũ vị mà nói, vậy Tây y xem bệnh như thế nào đây?
Đông y và Tây y là hai con đường nghiên cứu khoa học khác nhau.
Bách Hợp
Tham khảo: http://www.epochtimes.com/gb/10/4/11/n2873024.htm